Bản thể luận của Heidegger Martin Heidegger

Bản thể luận của Heidegger là học thuyết về tồn tại con người, về cấu trúc của tồn tại con người.

Heidegger cho rằng, triết học châu Âu trước đó chỉ đặt ra vấn đề hiện hữu nói chung và sự hiện hữu tối cao là Chúa, chứ không đặt ra vấn đề: thông qua cái gì mà tất cả mọi sự hiện hữu mới có thể là hiện hữu? Tức là triết học truyền thống đã không đặt ra vấn đề tồn tại người.

Heidegger cho rằng tồn tại người là xuất phát điểm, là hiện thực đầu tiên có tính thứ nhất. Khác các hiện hữu khác, tồn tại người là một hiện hữu ý thức được sự hiện hữu của chính mình, tức là có khả năng nhận thức, khả năng tự hỏi về vấn đề hiện hữu. Tồn tại không phải là các sự vật và nó cũng khác hiện hữu. Tồn tại người là nền tảng, là nguồn gốc của toàn bộ hiện hữu.

Nếu đối tượng nghiên cứu của bản thể luận truyền thống là vật thể, hay cao hơn nữa là Chúa trời thì đối tượng nghiên cứu của bản thể luận chính là tồn tại. Theo Heiderger tồn tại chính là cái định đoạt sự vật như là sự vật, là cái trên cơ sở đó sự vật đã được hiểu.

Trong các vật thể, con người là một loại đặc biệt. Sự đặc biệt đó, theo Heiderger là do trong sự tồn tại của con người có sự hiện diện sự hiểu biết về tồn tại. Chỉ trong sự tồn tại của con người mới tiềm ẩn một sự hiểu biết về tồn tại. Nó thể hiện trong cách sống của con người, trong cách con người liên hệ với các vật thể khác.

Heidegger phân biệt hiện hữu là khác với tồn tại, hiện hữu là một cái gì đó được hình thành và có được bằng một cách nào đó.

Bản thân hiện hữu có tính hữu hạn và tính đặc thù. Hiện hữu có nền tảng là tồn tại người. Hiện hữu là đối tượng của các khoa học tự nhiên (vật lý, hóa học, sinh học…) và các khoa học xã hội nhân văn (sử học, xã hội học, nhân học…), trong khi đó chỉ có tồn tại người mới là đối tượng của triết học.

Xuất phát từ quan niệm như vậy về tồn tại và hiện hữu, Heidegger đã đi đến phê phán triết học châu Âu sau Socrate. Ông cho rằng triết học sau Socrate đã không phân biệt được sự khác nhau giữa tồn tại người với sự hiện hữu của các sự vật khác. Nó coi tồn tại người cũng giống như tồn tại của các sự vật khác, nó đã đồng nhất tồn tại và hiện hữu với nhau. Và như vậy, quan niệm cũ đó đã đưa đến quan niệm sai lầm về con người, coi con người là một con vật thuần túy sinh học.

Nét đặc trưng cơ bản của tồn tại người là siêu việt, theo Heiderger thì sự siêu việt này đặc trưng bởi sự tồn tại trong thế giới. Mọi mối liên hệ giữa con người với vật thể và đồng loại có được là do sự siêu việt này thế nên con người không phải là "chủ thể" tư duy, đứng ngoài quan sát và nhận biết thế giới bên ngoài mà con người, trong sự tồn tại của mình với tư cách là tồn tại trong thế giới đã luôn ở trong, hóa nhập với thế giới đó.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Martin Heidegger http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=108... http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=874... http://anonymouse.org/cgi-bin/anon-www.cgi/http://... http://triethoc.edu.vn/index.php?option=com_conten... https://commons.wikimedia.org/wiki/Category:Martin... https://www.britannica.com/biography/Martin-Heideg... https://books.google.com/books?id=DX47SpX5cnMC&lpg... https://www.newyorker.com/books/page-turner/is-hei... https://www.philosophybasics.com/philosophers_heid... http://ophen.org/pub-105956